I. TỔNG QUAN VỀ BẢO QUẢN HOA CẮT CÀNH SAU THU HOẠCH
Abraham H. Halevy và Shimon Mayak trường đại học Jerusalem, rehovot, Israel đã nghiên cứu đặc điểm sinh lý, những biến đổi sinh hoá trong quá trình bảo quản hoa cắt cành cho thấy: mỗi loại hoa có cấu tạo khác nhau nên cũng có những đặc điểm sinh hoá khác nhau. Từ đó họ đưa ra quy trình bảo quản cho mỗi loại hoa cũng khác nhau.
1. Tất cả các phương pháp bảo quản đều tuân theo nguyên tắc chung:
- Chất lượng hoa cắt đưa vào bảo quản phải khoẻ, có độ nở thu hái phù hợp.
- Trong quá trình bảo quản phải điều khiển sao cho hoa có cường độ hô hấp thấp, cường độ thoát nước giảm, đảm bảo duy trì nguồn dinh dưỡng nuôi hoa, ngăn cản sự sản sinh Ethylen, sự phát triển của nấm bệnh.
2. Những biến đổi về sinh lý của hoa trong quá trình bảo quản:
Một số tác giả như: Ron Will, Burry Mc.Glason, Doug Graham, Abraham H. Halevy,.. đã nghiên cứu những biến đổi về sinh lý của hoa cắt sau thu hoạch cho thấy:
- Quá trình hô hấp: hoa là một cơ thể sống nên cần phải hô hấp. Hô hấp là quá trình phân giải các chất dinh dưỡng dự trữ (chủ yếu là đường) và giải phóng ra năng lượng. Năng lượng này được sử dụng để duy trì sự sống cho tế bào và mô. Hoa cắt bị mất nguồn cung cấp dinh dưỡng nên thiếu nguồn nguyên liệu cho hô hấp và nhanh chóng hoá già. Cường độ hô hấp bị chi phối bởi nhiệt độ: nhiệt độ cao thì cường độ hô hấp cao và hoa nhanh chóng hoá già. Làm mát nhanh ngay sau khi thu hoạch hoa và chế độ lạnh thích hợp trong suốt quá trình bảo quản (thực chất là kìm hãm quá trình hô hấp) là biện pháp chủ yếu để kéo dài tuổi thọ hoa cắt.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ hô hấp:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng làm tăng cường độ hô hấp và tăng nhu cầu oxy. Trung bình khi tăng nhiệt độ của môi trường bảo quản lên 10C thì lượng CO2 sinh ra do 1 kg hoa tươi là khoảng 1mg trong 1 giờ.Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột trong quá trình bảo quản cũng làm tăng cường độ hô hấp.
+ Độ chín thu hái:
Những thay đổi về sinh hóa chủ yếu trong quá trình phát triển, quá trình chín và bảo quản gồm những thay đổi về màu sắc, trạng thái nở, mùi, mực độ hô hấp.
Tiêu chuẩn về độ chín thu hái của hoa cắt phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của từng loại hoa. Nên thu hái hoa cùng một loại tuổi, thu hái đúng độ chín kỹ thuật sẽ có cường độ hô hấp nhỏ hơn so với hoa đã nở.
+ Thành phần khí bảo quản
Giảm hàm lượng O2, tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển bảo quản có tác dụng hạn chế hô hấp.
Có 2 loại hô hấp: hô hấp hiếu khí (có sự tham gia của oxy) và hô hấp yếm khí (không có sự tham gia của oxy). Cả 2 quá trình này đều có liên quan đến môi trường xung quanh. Mục đích của quá trình bảo quản là hạn chế quá trình hô hấp hiếu khí nhưng không để xảy ra hô hấp yếm khí. Vì hô hấp yếm khí được coi như là một hiện tượng bệnh lý của hoa quả tươi.
+ Độ ẩm:
Hơi nước thoát ra từ quả khi tồn trữ là sản phẩm của quá trình hô hấp hiếu khí trong hoa quả. Do vậy, nếu môi trường có độ ẩm cao, sự thoát ẩm chậm lại phần nào hạn chế quá trình hô hấp hiếu khí, làm cho hoa quả có thể tồn trữ lâu hơn. Độ ẩm không khí càng cao thì hoa quả càng ít bốc hơi và lâu khô héo. Tuy nhiên độ ẩm tương đối của không khí càng cao lại là điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc đễ dàng phát triển. Do vậy, trong các kho tồn trữ, độ ẩm tương đối của không khí thường được khống chế ở 80-90%.
+ Quá trình thoát hơi nước:
Nước là thành phần chủ yếu trong hoa, thường chiếm hơn 80% khối lượng hoa. Vì vậy khi mất nước sẽ làm mất độ tươi và gây héo hoa. Hoa cắt dễ dàng mất nước do có bề mặt thoát nước lớn. Do đó sau khi thu hoạch cần đảm bảo cân bằng nước cho hoa cắt và bảo quản ở độ ẩm cao (trên 95%).
+ Sự sản sinh Ethylen:
Ethylen là một hormon thực vật thuộc nhóm chất ức chế, gây già hoá ở một số loại hoa.. Sự tạo thành ethylen trong quá trình bảo quản là yếu tố bất lợi, làm giảm tuổi thọ bảo quản của quả ngay cả khi ở nhiệt độ an toàn nhất. Ethylen có hoạt tính sinh lý ở nồng độ rất thấp (chỉ 0,5 ppm). Sự nhạy cảm với Ethylen khác nhau tuỳ theo loại hoa. Tuy nhiên sự tiếp xúc của hoa với Ethylen sẽ tăng tốc độ hoá già.
Sự tăng hàm lượng ethylen trong hoa sẽ làm tăng cường độ hô hấp. Người ta thấy rằng sự tăng cường độ CO2 trùng với sự tăng ethylen, ethylen bắt đầu xuất hiện khi có mặt CO2. Sáu ngày sau khi thu hái cường độ hô hấp đạt cực đại ở mẫu đối chứng (34mlCO2/kg.h) thì cùng ở thời gian này sự tạo ethylen cũng đạt cực đại 86mlC2H4/kg.h.Trong quá trình bảo quản phải khống chế sự tổng hợp ethylen để làm chậm sự chín kéo dài thời gian bảo quản. Đặc biệt, trong quá trình bảo quản hoa thường sử dụng một số chất kháng Ethylen như Thiosunfat bạc, Chrysal AVB,...
+ Sự hư hỏng cơ học:
Hoa cắt bị tổn thương sẽ hoá già nhanh hơn, làm tăng cường độ hô hấp, tăng sự mất nước và tạo ra Ethylen. Những bông hoa có dấu hiệu bị tổn thương cần loại ra trước khi bảo quản.
+ Ảnh hưởng của vi sinh vật gây bệnh:
Khi thu hoạch, thân hoa bị cắt tạo thành vết thương, từ đó vi sinh vật gây bệnh dễ dàng xâm nhiễm, gây tắc bó mạch, hoa không hút được nước nên bị héo. Để giảm tác hại của vi sinh vật có thể sử dụng nước sạch có bổ sung axit citric để pH của dung dịch bảo quản hoa từ 3-3,5 nhằm ngăn cản sự phát triển của nấm khuẩn và sử dụng một số hoá chất kháng nấm khuẩn như axit benzoic, chlorin, 8- hydroxy quinonlene citrate.Những phương pháp chính bảo quản hoa cắt:
Theo các tác giả Ron Wills, Burry Mc Glasson, Doug Graham, Daryl Joyce, Tito. J. Rimando có thể đưa ra các phương pháp chính để bảo quản hoa cắt như sau:
+ Bảo quản lạnh:
Bảo quản lạnh là cách tốt nhất để hạn chế các hư hỏng sinh lý và bệnh lý trên hoa cắt. Nhiệt độ thấp làm giảm hô hấp và các hoạt động trao đổi chất khác, giảm thoát hơi nước, giảm sự sản sinh cũng như tác động của Ethylen và giảm sinh trưởng của nấm, khuẩn. Các loại hoa cắt có nguồn gốc ôn đới như: cẩm chướng, loa kèn, thược dược,... yêu cầu nhiệt độ ở 0-10C. Các loại hoa cắt có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới rất mẫn cảm với hư hỏng lạnh nên đòi hỏi nhiệt độ bảo quản cao hơn: lay ơn (2-40C), lan (7-100C),...
II. CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN HOA CẮT CÀNH
Nguyên liệu → Thu hái → Sơ chế → Vận chuyển → Phân loại → Làm mát sơ bộ → Bao gói → Bảo quản → Tiêu thụ
III. TÁC DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN HOA BẰNG TOG CỦA GADOT AGRO:
1. Nhóm diệt khuẩn, trừ nấm
- TOG6 (Slow release Chlorine)
- TOG 30(8 Hydro Quioline sulfate)
- Dùng để pha cùng đường và chất bảo quản khác nhau để tạo thanh dung dịch bảo quản hay có thể chúng có thể pha riêng lẻ làm một chất bảo quản riêng.
2. Nhóm diệt khuẩn trừ nấm trong nước, kích thích hoa nở nhờ có đường là dưỡng chất nuôi hoa
- Long life
- TOG Galileo
3. Hạn chế Etylene sản sinh trong hoa sau khi cắt cành(Xem lại Sự sản sinh Ethylen phía trên )
STS-75: Pha cùng các chất bảo quản khác để tạo thành dung dịch bảo quản hoa sau khi cắt của một số loại hoa như Cẩm Chướng, Biby, Hoa Hồng ...
Theo Gadot Agro, mỗi loài hoa sẽ có một quy trình xử lý hay một phương pháp bảo quản khác nhau và tùy vào nhu cầu của người trồng hoa là phân phối trong nước hay xuất khẩu ra nước ngoài, chúng tôi sẽ đưa ra một cách xử lý khác nhau.
TOG - GIẢI PHÁP TUYỆT VỜI VÀ TỐI ƯU TRONG XỬ LÝ HOA CẮT CÀNH SAU THU HOẠCH.