Bông Atichaut tươi _ GSP011


/1 Kg 2-3 bông, giảm giá 10% khi mua từ 10Kg

Bộ phận của cây atisô được dùng làm rau ăn là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ, và các lá bắc (có phần gốc mềm mầu trắng bao chung quanh). Trong 100g bông atisô, có chứa: 3 - 3,15 g protein, 0,1-0,3 g lipid, 11-15 g glucid (chủ yếu là inulase, tốt cho người bị tiểu đường) và 82 g nước. Ngoài ra còn có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75 calori.

Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).

 Xem phim cách nấu các món ăn từ hoa Atiso :

http://b2bsflower.com/nd_dlth.aspx?muc=149&mboardname=tinsd

Lá Ác ti sô chứa:

1.Acid hữu cơ bao gồm:

· Acid Phenol: Cynarin (acid 1 - 3 Dicafeyl Quinic) và các sản phẩm của sự thủy phân (Acid Cafeic, acid Clorogenic, acid Neoclorogenic).

· Acid Alcol.

· Acid Succinic.

2.Hợp chất Flavonoid (dẫn chất của Luteolin), bao gồm:

Cynarozid ( Luteolin - 7 - D Glucpyranozid), Scolymozid

(Luteolin - 7 - Rutinozid - 3’ - Glucozid).

3. Thành phần khác: Cynaopicrin là chất có vị đắng, thuộc nhóm Guaianolid.

Dược điển Rumani VIII qui định dược liệu phải chứa trên 1% Polyphenol toàn phần và 0,2% hợp chất Flavonoid.

Theo R.Paris, hoạt chất (Polyphenol) tập trung ở lá, có nhiều nhất ở phiến lá (7,2%) rồi đến ho (3,48%), đến cụm hoa, rễ, cuống lá.

Lá chứa nhiều hoạt chất nhất: 1,23% Polyphenol, Clorogenic acid 4%, hợp chất Flavonoid (đặc biệt là Rutin), sau đó đến thân (0,75%), rễ (0,54%). Dẫn chất Caffeic như Clonogenic acid, Neoclorogenic acid, Cyptoclorogenic acid, Cynarin. Sesquiterpen lacton: Cynarpicrin, Dehydrocynaropicrin, Grossheimin, Cynatriol.

Hoạt chất trong phiến lá cao gấp 10 lần trong cuống lá.

Lá non chứa nhiều hoạt chất (0,84%) hơn lá mọc thành hình hoa thị ở mặt đất (0,38). Nếu sấy ở nhiệt độ cao thì lá mau khô nhưng lại mau mất hoạt chất. Ở nhiệt độ thấp, việc làm khô sẽ lâu hơn. Lá cần được ổn định trước rồi mới chuyển thành dạng bào chế. Ngọn có hoa chứa Inulin, Protein (3,6%), dầu béo (0,1%), Carbon Hydrat (16%), chất vô cơ (1,8%0, Ca (0,12%), P (0,10%), Fe (2,3mg/100g), Caroten (60 Unit/100g tính ra Vitamin A).

.

Thân và lá còn chứa muối hữu cơ của các kim loại K, Ca, Mg, Na. Hàm lượng Kali rất cao.

Rễ: hầu như không có dẫn chất của Cafeic acid, bao gồm cả Clorogenic acid và Sesquiterpen lacton. Rễ chỉ đều thông tiểu chứ không có tác dụng tăng tiết mật (Herbal Medicine 1999).

Tác Dụng Dược Lý:

 

+ Dùng dung dịch Actisô tiêm tĩnh mạch, sau 2-3 giờ, lượng mật bài tiết tăng gấp 4 lần ( M.Charbol, Charonnat Maxim và Watz, 1929).

+ Uống và tiêm Actisô đều có tác dụng tăng lượng nước tiểu, lượng Urê trong nước tiểu cũng tăng lên, hằng số Ambard hạ xuống, lượng Cholesterin và Urê trong máu cũng hạ xuống. Tuy nhiên, lúc mới uống có khi thấy lượng Urê trong máu tăng lên do Artichaud làm tăng sự phát sinh Urê trong máu. (Tixier, De Sèze M.Erk và Picard. 1934 - 1935).

+ Tăng tiết

+ Ác ti sô không gây độc.

 

Nên dùng Atisô thế nào?

Atisô có tác dụng kích thích gan mật, lợi niệu, chống ngộ độc gan, hạ lipid máu… hoa Atisô còn được dùng để làm thức ăn.

Mô tả

Atisô có tên khoa học là Cynara Scolymus L. Thuộc họ Cúc Asteraceae. Thực vật này có thể có nguồn gốc ở Hy Lạp và trên đảo Sicile, nơi mà nó được biết đến với tên là scolymus. Người Pháp di thực atisô vào Việt Nam từ thế kỷ 19. Mãi đến đầu thế kỷ 20 thì mới thấy có những báo cáo sử dụng atisô như một cây thuốc.

Atisô có một thân rễ to với một hệ thống rễ chằng chịt. Thân cây thẳng đứng, có rãnh, phân nhánh và dài từ 1 - 1,5m. Lá to rộng, xanh xám, xẻ thuỳ sâu, gân lá nổi, không có gai và có lông trắng ở mặt dưới. Cụm hoa hình đầu, to hơn 10cm, mọc ở ngọn, màu đỏ tím hoặc tím lơ nhạt, lá bắc ngoài của cụm hoa rộng, dày và nhọn, đế cụm hoa nạc phủ đầy lông tơ, mang toàn hoa hình ống. Quả nhẵn bóng, màu nâu sẫm có mào lông.

Atisô dùng thế nào?

Hoa atisô thường được dùng để ăn trong dân gian, tuy nhiên theo nghiên cứu của bác sĩ Goetz đăng trên tạp chí Phythothérapie thì phần chứa đầy đủ các hoạt chất nhất lại là các lá to trên thân cây. Trong lá có chứa các acid phenolic (cynarin, acid cafeic (1%), các dẫn chất acid 1,5 dicafeoylquinin, acid 5-càeoylquinic), acid alcoolic (acid malic, citric, succinic), flavonoid (luteolin, apigenic), đường, muối kali và magne chiếm 15% khối lượng lá khô và đặc biệt là sự hiện diện của hợp chất sesquiterpen lactone (cynaropicrin) không có trong hoa, quả, rễ. Ngoài ra trong một số nghiên cứu gần đây, dịch chiết atisô từ lá có khả năng kháng nấm (candida albicans, aspergillus niger) mạnh nhất so với dịch chiết từ hoa và thân.

Công dụng của atisô

Các thử nghiệm in vivo (trên động vật và người) cho thấy atisô có tác dụng kích thích gan mật, chống sỏi mật, lợi niệu, chống ngộ độc gan, hạ lipid máu do ức chế enzyme chuyển hoá HMG CoA reductase (góp phần chống béo phì), gia tăng chuyển hoá và lợi niệu. Đối với tác dụng chống độc gan, sự hiện diện đồng thời của cynarin, muối khoáng và sesquiterpen lactone là cần thiết. Các chất này giúp kích thích tái tạo tế bào gan. Tuy atisô gia tăng bài tiết mật giúp tiêu hoá nhưng không được sử dụng trong trường hợp tắc nghẽn ống dẫn mật. Như vậy những người bị viêm gan siêu vi, ngộ độc gan do dùng nhiều thuốc có hại cho gan, mỡ máu cao, tiêu hoá kém do thiếu acid mật nên dùng atisô.

Liều dùng thông thường là 4 - 9g thuốc mỗi ngày, các dạng bào chế trên thị trường cũng được sử dụng với liều tương đương trong việc chống lại cholesterol máu cao. Cách sử dụng đơn giản nhất là lấy 20g toàn bộ lá phơi khô, cắt vừa đun sôi với 1 lít nước trong 10 phút, uống dần trong ngày. Để bảo quản và sử dụng lâu, nước sắc thuốc này có thể được đem đi cô trên bếp đến khi còn khoảng 20ml, bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi ngày dùng 25 giọt trước mỗi bữa ăn.

Mặc dù hoa atisô không có tác dụng tái tạo tế bào gan (do không chứa cynaropicrin) nhưng cũng có tác dụng chống ngộ độc gan, chống oxy hoá, lợi niệu và lợi mật. Một nghiên cứu gần đây cho thấy tác dụng chống oxy hoá của atisô không hề bị giảm đi khi đun nóng.

Hoa atisô được dùng để chế biến món ăn

Món ngon tuyệt vời nhất của atisô có lẽ là chân giò hầm (hoặc chỉ chọn móng). Bông atisô loại non, rửa sạch, chẻ dọc, bỏ phần nhuỵ hoa bên trong. Phần cuống hoa giữ lại, cắt mỏng. Giò heo (hoặc móng) rửa sạch, chặt miếng vừa ăn ướp nước mắm, bột nêm khoảng 30 phút cho ngấm, sau đó cho vào hầm với nước sôi. Khi giò heo hơi mềm, cho bông atisô và cuống hoa vào tiếp tục hầm đến khi giò heo mềm rục, nêm nếm lại vừa ăn, cho thêm hạt tiêu và ngò. Món này dùng nóng cùng nước mắm sống với ớt sừng trâu cắt lát, rất mát, thích hợp vào những ngày nắng nóng bức.

Atisô dồn cua: lấy 2 chén thịt cua trộn với 1 chén pho-mát thái vuông nhỏ, hành tây thái nhỏ, ớt xanh và muối. Hoà mayonnaise, nước chanh và vài giọt sốt Tabasco lại, trộn vào với cua. Lấy những lá li ti ở giữa atisô ra. Dồn cua vào giữa atisô. Để atisô dồn xong vào khuôn cạn và đổ nước nóng chung quanh atisô lên đến 1inch. Dùng giấy bóng lọc lại và nướng trong lò vừa trong 30 phút hoặc đến khi nóng đều.

DS. TRẦN VĂN THÀNH

BACSI.com (Theo Tintuc)
 

 

Cách dùng hoa atisô

Hoa atisô có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh. Khi nấu chú ý không dùng nồi gang hoặc nồi nhôm vì hoa sẽ bị đắng, khó ăn.

Bộ phận của cây atisô được dùng làm rau ăn là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ, và các lá bắc (có phần gốc mềm mầu trắng bao chung quanh). Trong 100g bông atisô, có chứa: 3 - 3,15 g protein, 0,1-0,3 g lipid, 11-15 g glucid (chủ yếu là inulase, tốt cho người bị tiểu đường) và 82 g nước.

Ngoài ra còn có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75 calori. Bông atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).

Trong đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể...

Chế biến: Rửa sạch bông, chẻ dọc thành 6-8 miếng, luộc chín, nấu canh, hầm xương heo xương bò, chân giò hoặc xào với nấm. Khi dùng bông atisô chỉ nên dự trữ bằng cách bỏ vào tủ lạnh tối đa bảy ngày, khi nấu không dùng nồi bằng nhôm hay gang vì các kim loại này làm atisô mất màu, gây đắng khó ăn.
 

Bông Atichaut tươi _ GSP011

/1 Kg 2-3 bông, giảm giá 10% khi mua từ 10Kg
Lá mè (Tía tô) Hàn Quốc
Đơn giá: 60,000VND
/1kg (khoảng 300 lá)
Trái Dâu tây Đà Lạt

/Kg Có giá đặc biệt cho khách hàng mua sỉ bán lại.
Cà chua Chocolate
Đơn giá: 40,000VND
/1 hộp 1kg (Có giá sỉ tại vườn cho quí khách mua về bán lại)

Tin Mới
Tin Từ Công Ty
  Đặt cây sen đá trên bàn làm việc, gia chủ làm ăn phát đạt, gia đình ấm no
  Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây SEN ĐÁ ( Hoa Đá)
  Cách thuần sen đá khi mua về từ xứ lạnh.
  Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc Đồng Tiền
  Các shop hoa đã làm gì để thu hút khách hàng ngày lễ
  Nuôi Cây Dưỡng Thần
  Đã có cách quay lại tuổi 20, cái thời tự do thám hiểm, tìm kiếm và lựa chọn.
  Đặt cây này trên bàn làm việc, gia chủ làm ăn phát đạt, gia đình ấm no
  Vận chuyển đến các tỉnh thành trong cả nước từ Đà Lạt và Saigon + Bảng Giá cước tham khảo.
  Bảng giá phân phối sỉ hoa cắt cành Đà Lạt
  Hoa Cẩm tú cầu xu hướng đám cưới lãng mạn 2014 lên ngôi.
  Hình thức thanh toán
  B2B Chuyên cung cấp các mặt hàng hoa tươi, phục vụ cho shop cắm hoa, nhà hàng, khách sạn và cá nhân giá rẻ : Hàng tận gốc - Giá gốc!!!.
  Những lời chúc dành cho Mẹ
  Chính sách Cộng tác viên và khách hàng VIP của B2B Flower
  Hoa tết khan hiếm vì thời tiết lạnh
TƯ VẤN - HỎI ĐÁP
happy gift quà tặng hoa và đặc sản happy gift quà tặng hoa và đặc sản happy gift quà tặng hoa và đặc sản
KẾT NỐI